VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
7927021
Trong tháng
9269
Hôm nay
505
Đang Online
4449

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão

Ngày đăng: 12/09/2024 - Lượt xem: 208

Theo quy luật, mùa mưa bão hằng năm diễn ra từ tháng 7, khi mưa bão xuất hiện thì diễn biến nhanh và rất khó lường, mưa lớn dồn dập kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng, lũ lụt, sạt lở.... Vì vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay, người dân cần chú trọng quan tâm nhiều đến nguồn thực phẩm, và cách phòng tránh những rủi ro gây nên từ nguồn thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bày bán trên lề đường, vỉa hè

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão

Theo quy luật, mùa mưa bão hằng năm diễn ra từ tháng 7, khi mưa bão xuất hiện thì diễn biến nhanh và rất khó lường, mưa lớn dồn dập kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng, lũ lụt, sạt lở.... Vì vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay, người dân cần chú trọng quan tâm nhiều đến nguồn thực phẩm, và cách phòng tránh những rủi ro gây nên từ nguồn thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bày bán trên lề đường, vỉa hè.

Bộ Y tế khuyến cáo: Mọi người có thể tự bảo vệ mình và gia đình bằng cách tuân thủ 5 nguyên tắc về an toàn thực phẩm.

Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt

- Rửa tay bằng xà bông hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh.

- Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.

- Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

- Không để lẫn thịt heo, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ

- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản.

- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.

- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.

Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

- Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: từ 5-60 độ C.

- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.

- Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ > 60 độ C trước khi ăn.

Nguyên tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn

- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.

- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.

- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.

- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo.

Mọi người trong gia đình cần chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày của các gia đình./.

Trích nguồn Cục An toàn thực phẩm

Đội quản lý ATTP liên quận huyện