Những sai lầm khi rửa bát nhiều người mắc phải
Trực tiếp cầm rẻ nhúng nước rửa bát để lau những chiếc bát đĩa vừa ăn là sai lầm thường gặp. Lúc này cặn thức ăn còn sót lại trên bát đũa khá nhiều, thậm chí có chỗ bị khô cứng lại và dính chặt, làm như vậy sẽ rất dễ bỏ sót vết bẩn, vì thế mà không làm sạch được hết vi khuẩn. Những vết thức ăn còn dính lại sau khi rửa không chỉ là ổ vi khuẩn mà còn là nơi đọng lại hóa chất từ nước rửa bát.
Do đó, không nên vì vội rửa ngay mà nhúng những chiếc bát, đĩa còn nóng vào nước lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây biến dạng, hỏng, nứt do nguyên lý giãn nở của nhiệt, ảnh hưởng tới vẻ ngoài cũng như tuổi thọ của bát đĩa.
Nên rửa bát như thế nào
Đầu tiên, nên xả nước ấm xả vào chậu để ngâm bát đĩa trong vòng 10 phút. Nước ấm hòa tan dầu và cặn thức ăn mà không ảnh hưởng tới chất lượng bát đĩa. Với xoong nồi dính nhiều dầu mỡ khó tẩy rửa, bạn có thể ngâm với nước nóng pha muối để giảm bớt độ dính. Với đồ sứ, có thể ngâm nước ấm pha dấm để dễ làm sạch và giữ được màu sắc của bát đĩa.
Sau khoảng 10 phút, các chất bẩn cứng đầu đã được làm mềm ra, lúc này chúng ta có thể dễ dàng làm sạch.
Không đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa để tránh hóa chất lưu lại. Thay vào đó, bạn hòa nước rửa bát và nước ấm, tạo bọt rồi mới bắt đầu rửa. Hóa chất trong nước rửa bát chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu bạn rửa qua loa. Hãy tráng 2 lần nước để đảm bảo bát đĩa đã được làm sạch hoàn toàn.
Luôn lau khô bát trước khi cất vào tủ. Cách này sẽ giúp bát đĩa được khô ráo, tránh hình thành nấm mốc gây ngộ độc.
Mong rằng những thông tin trên giúp bạn có thể thực hành rửa bát đúng cách không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình./.
Cục An toàn thực phẩm