VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
11036606
Trong tháng
97305
Hôm nay
6404
Đang Online
1765

Sử dụng thực phẩm không an toàn gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và duy trì giống nòi

Ngày đăng: 05/04/2019 - Lượt xem: 2596

Cuộc chiến chống thực phẩm bẩn chưa bao giờ dừng lại và ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết. Cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật được áp dụng trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do tiêu thụ phải thực phẩm kém chất lượng và thiếu an toàn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Thực phẩm bẩn đã là nỗi ám ảnh của nhiều người dân.

Có rất nhiều những vụ việc được phát hiện như “Hô biến thịt heo thành thịt bò bằng hoá chất”; “Măng tắm hoá chất”; “Rau muống tưới nhớt thải”; “Giá đỗ ngâm hoá chất kích thích”; các sản phẩm chà bông, xúc xích, lạp xưởng được chế biến từ nguyên liệu phế phẩm, dơ bẩn và độc hại vô cùng..... Vì lợi nhuận họ bất chấp tất cả dù biết là phạm luật. Nhiều người tiêu dùng lắm khi cũng ngần ngại trước thực phẩm nghi bẩn nhưng vì thiếu thông tin nên cứ nhắm mắt cho qua. Và vô tình tiếp tay cho kẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.

Thịt heo ngâm hoá chất để trở thành thịt bò, rau tưới nhớt, ... là những

 hiểm hoạ khôn lường cho người tiêu thụ phải lượng thực phẩm bẩn này.

 

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng với thế giới, các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.

Cuộc chiến chống thực phẩm bẩn đang diễn ra rất quyết liệt.

          Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Mất an toàn thực phẩm không những làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, giảm sức lao động, học tập, kiềm hãm sức tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội, làm gia tăng nỗi bất an của người dân, sâu xa hơn còn ảnh hưởng đến chất lượng duy trì và phát triển nòi giống.

Công tác giám sát ATTP trên địa bàn thành phố

 

Thiết nghĩ công cuộc chống thực phẩm bẩn, xây dựng một nền thực phẩm sạch không chỉ đòi hỏi sự thống nhất về phương thức quản lý, nghiêm khắc trong xử lý các hành vi sai phạm về an toàn thực phẩm mà còn là trách nhiệm của cộng đồng để lan truyền đi những thông điệp “Hãy là người tiêu dùng thông thái, hãy nắm vững những kiến thức cơ bản về lựa chọn, sơ chế, chế biến thực phẩm an toàn và hãy học thói quen “tẩy chay” những doanh nghiệp, những hàng hoá gian lận người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo về quyền lợi người tiêu dùng” sẽ diễn ra từ 15/4 cho đến hết ngày 15/5/2019.

Châu Dung – Phòng TT, GD, TT

 Tài liệu tham khảo:
(1)   http://vfa.gov.vn/truyen-thong/thong-diep-thang-hanh-dong-vi-an-toan-thuc-pham-2019.html
 

Đội quản lý ATTP liên quận huyện