VIDEOS

Videos khác

Hình ảnh hoạt động


Liên kết website

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
12054436
Trong tháng
464093
Hôm nay
4267
Đang Online
24244

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phục vụ người dân khi sắp xếp bộ máy

Ngày đăng: 21/05/2025 - Lượt xem: 20

Chính quyền số sẽ kết nối, vận hành thông suốt các phần mềm quản lý tác nghiệp, mở rộng việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và không bị hạn chế địa giới hành chính. Chính quyền số cũng sẽ tạo minh bạch và điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chính quyền địa phương.

Dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện, quy mô dân số, diện tích, chức năng nhiệm vụ chính quyền cấp xã sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay.

Việc ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số, đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến không địa giới hành chính được xem là chìa khóa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của chính quyền cơ sở.

Xây dựng chính quyền số

Tại cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên ngày 28-3, Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin, dự kiến không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã/phường.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, qua tham khảo trên thế giới thì có khoảng 80% các nước có mô hình chính quyền 3 cấp. Trong đó, cấp xã là cấp quan trọng nhất vì là nơi gần dân nhất, nơi triển khai tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đề cập đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều chuyên gia bày tỏ đồng tình với việc không tổ chức chính quyền cấp huyện. Song, để chính quyền cấp xã giải quyết tốt hơn công việc của người dân, nhất là khi dân số, diện tích tăng lên, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện là yêu cầu bắt buộc.

Việc bỏ cấp hành chính trung gian giúp tăng tốc độ ra quyết định và cải thiện hiệu quả điều hành. Điều này là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số khi nhiều thủ tục hành chính có thể xử lý trực tuyến mà không cần qua cấp trung gian.

Yếu tố quan trọng nhất trong tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là trình độ phát triển CNTT. Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang phát triển mạnh mẽ, cho phép giao tiếp trực tiếp từ cấp tỉnh đến cơ sở một cách thuận lợi.

Khi không tổ chức cấp huyện, cấp xã sẽ tăng quy mô, công việc, hiện tại không thể tăng số cán bộ, công chức vì đang tinh gọn bộ máy, nhưng có thể tăng thêm thiết bị công nghệ số theo cách lập nhiều nhóm zalo, mỗi nhóm khoảng 100 hộ, theo từng cụm dân cư, tương đương như tổ dân phố trước đây để giao tiếp trực tuyến hai chiều với người dân, đồng thời đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có kỹ năng quản lý tốt, sử dụng công nghệ thành thạo và giải quyết công việc hiệu quả.

Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, việc xây dựng hệ thống CNTT hiện đại là yếu tố then chốt giúp chính quyền địa phương quản lý và điều hành hiệu quả hơn.

Khi bỏ cấp huyện, ứng dụng CNTT giúp kết nối trực tiếp cấp tỉnh và cấp xã, giảm độ trễ trong xử lý công việc, tăng tính minh bạch và hiệu suất công việc. Như vậy, hệ thống CNTT phải được triển khai đồng bộ, bao gồm dịch vụ công trực tuyến, liên thông dữ liệu… Khi thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến vừa giảm áp lực cho bộ máy vừa nâng chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trang bị kỹ năng số cho cán bộ

Để xây dựng chính quyền số gắn với công nghệ số đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cần nâng cao năng lực, trình độ, sử dụng thành thạo CNTT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Vì vậy cần tổ chức các chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính, lập kế hoạch và xử lý tình huống. Đồng thời, đào tạo chuyên sâu về CNTT là điều bắt buộc giúp cán bộ có thể sử dụng thành thạo hệ thống quản lý trực tuyến, dữ liệu điện tử và dịch vụ công trên môi trường số.

Chính quyền số sẽ kết nối, vận hành thông suốt các phần mềm quản lý tác nghiệp, mở rộng việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và không bị hạn chế địa giới hành chính. Chính quyền số cũng sẽ tạo minh bạch và điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chính quyền địa phương.

          Cuối cùng, cần tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý hành chính cho cán bộ cơ sở, nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời xây dựng lộ trình đào tạo dài hạn giúp cán bộ, công chức thường xuyên cập nhật kiến thức mới.

Nguồn: Trang tin điện tử Bộ Tư pháp

Đội quản lý ATTP liên quận huyện